Thời gian qua, các cấp, các ngành trong tỉnh đã có nhiều biện pháp, hoạt động thiết thực nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe (CSSK) người cao tuổi (NCT) tại cộng đồng. Qua đó, đáp ứng các nhu cầu của NCT, giúp NCT vượt qua khó khăn, cải thiện chất lượng cuộc sống. Để tăng cường công tác truyền thông về CSSK NCT tại cộng đồng, hằng năm, Chi cục DS và Phát triển tỉnh xây dựng kế hoạch về chăm sóc sức khỏe NCT. Với vai trò bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò của NCT. Ngoài sự vào cuộc của các cấp, ngành, mỗi gia đình cũng cần nâng cao kiến thức, quan tâm tới ông bà, cha mẹ, người thân cao tuổi của mình. Các gia đình cần tạo mọi điều kiện để NCT được ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi, luyện tập…
Tuổi già kéo theo sự suy giảm về sức đề kháng và và tăng nguy cơ mắc bệnh của cơ thể. Vì thế, khám sức khỏe cho người cao tuổi là điều rất quan trọng để chủ động phòng tránh bệnh tật. Do đó, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi là việc làm cần thiết và thường xuyên. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lí, sinh hoạt điều độ, môi trường sống trong lành thì khám sức khỏe người cao tuổi là việc làm quan trọng và phải được tiến hành thường xuyên. Bởi lẽ, tuổi càng cao thì sức khỏe càng yếu dần và nhiều chức năng của cơ thể bị suy giảm, trong đó hệ thống miễn dịch, nên càng dễ mắc bệnh và bệnh mạn tính cũng thường hay bị tái phát. Một số căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi như bệnh tim mạch (xơ vữa động mạch, bệnh tăng huyết áp…). Bệnh hô hấp (viêm họng, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản..). Bệnh đường tiêu hóa (ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, táo bón..). Bệnh xương khớp (thoái hóa đốt sống, loãng xương…).Theo nhiều khuyến cáo y tế, người cao tuổi nên đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi nghi ngờ bản thân mình có bệnh tại các cơ sở y tế uy tín. Bác sỹ sẽ phát hiện ra bệnh lí nguy hiểm ở giai đoạn đầu mới khởi phát, những nguy cơ mắc bệnh cao và có những biện pháp phòng tránh kịp thời, từ đó đưa ra lời khuyên tư vấn hữu ích về chế độ ăn uống, tập luyện, sinh hoạt trong đời sống để người cao tuổi sống vui, sống khỏe.
1. Có cần khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi?
Bất kỳ lứa tuổi nào cũng có những nguy cơ về sức khỏe, do đó việc khám sức khỏe định kỳ nên được mọi người quan tâm thực hiện từ sớm. Đặc biệt, người cao tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương nên việc thực hiện khám sức khỏe định kỳ càng có ý nghĩa quan trọng hơn.Tâm lý chủ quan có bệnh mới khám chữa vẫn tồn tại phổ biến trong xã hội, nhiều người thường vô tình để bệnh diễn biến nặng mới tới bệnh viện thăm khám. Lúc này, chi phí điều trị không chỉ tốn kém hơn mà khả năng chữa khỏi cũng bị giảm đi rất nhiều.
Thông qua các buổi khám với sự tư vấn của bác sĩ, người cao tuổi cũng như gia đình có thể theo dõi tình hình sức khỏe, phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm từ giai đoạn mầm mống. Nhờ đó, bạn sẽ có kế hoạch điều trị và kiểm soát bệnh tốt hơn. Ngay cả khi không phát hiện bệnh, các chuyên gia sẽ có những tư vấn về chế độ dinh dưỡng để bạn có thể xây dựng kế hoạch ăn uống phù hợp với người cao tuổi. Từ phía người cao tuổi, họ sẽ cảm nhận được sự quan tâm từ phía gia đình và tinh thần sẽ thoải mái hơn khi tham gia thăm khám.
2. Danh mục khám cho người cao tuổi gồm những gì?
Là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, đặc biệt là các bệnh mạn tính và nan y, người cao tuổi nên tham khảo các danh mục khám chuyên sâu bên cạnh các nội dung khám cơ bản. Dưới đây là một số danh mục khám sức khỏe cho người cao tuổi:
+ Khám lâm sàng: Kiểm tra chiều cao, cân nặng, kiểm tra tai-mũi-họng, răng hàm mặt, đo huyết áp.
+ Khám cận lâm sàng: Xét nghiệm máu – nước tiểu, điện tâm đồ, siêu âm kiểm tra tình trạng mức độ loãng xương.
Cũng tương tự như các nội dung khám sức khỏe thông thường, người cao tuổi khi tham gia khám cũng cần thực hiện các lưu ý dưới đây để đảm bảo hiệu quả của quá trình khám bệnh:
+ Nên thực hiện thăm khám vào buổi sáng để đảm bảo hoàn thiện quy trình thăm khám trong ngày.
+ Nếu siêu âm bụng tổng quát, người bệnh cần uống nhiều nước và nhịn tiểu cho tới khi siêu âm bụng xong. Các trường hợp thực hiện siêu âm phụ khoa bằng đầu dò, người bệnh cần đi tiểu để bàng quang rỗng, giúp bác sĩ dễ quan sát tử cung và phần phụ.
+ Nếu lấy máu xét nghiệm thì người bệnh không được ăn sáng
Cung cấp chính xác về tình trạng bệnh lý của bản thân và gia đình. Nếu có thể, bạn nên mang theo kết quả của các lần khám trước và đơn thuốc đang sử dụng, điều này sẽ giúp bác sĩ có thêm cơ sở để kết luận chính xác hơn.
3. Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà
Như đã đề cập ở trên, đối tượng người cao tuổi rất dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch suy giảm. Trong khi đó, bệnh viện là môi trường chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn, có thể lây nhiễm bệnh.Người bệnh có thể cân nhắc sử dụng các dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Với dịch vụ này, bạn sẽ được chủ động hơn về thời gian khám bệnh, không phải di chuyển nhiều và hạn chế được việc lây nhiễm bệnh trong môi trường bệnh viện. Các chuyên viên y tế sẽ có mặt đúng thời gian đã hẹn và đảm bảo thực hiện các quy trình lấy mẫu cũng như khám bệnh theo tiêu chuẩn y tế.
Tất nhiên, có một số danh mục khám vẫn yêu cầu người bệnh tới bệnh viện nhưng nhờ việc lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, quy trình khám bệnh tại viện sẽ được tinh gọn hơn, tối ưu hóa thời gian cho người bệnh.
Hầu hết người cao tuổi đều chưa có sự quan tâm đúng mực đến sức khỏe của mình. Nhiều người thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn khiến chi phí điều trị bệnh tăng cao, khả năng chữa bệnh thấp hơn. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới chính sức khỏe người bệnh mà còn khiến cho gia đình lo lắng, hao tổn kinh tế. Chính bởi vậy, việc kiểm tra sức khỏe cho người cao tuổi nên được quan tâm đúng mức và thực hiện thăm thường xuyên hơn.
4. Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại nhà
Do nhiều nguyên nhân như tâm lý ngại đến bệnh viện, thể lực không tốt dễ mệt mỏi khi di chuyển đến bệnh viện và chờ đợi thăm khám, rất nhiều người cao tuổi thường không muốn đi khám. Các gia đình bận rộn cũng khó thu xếp thời gian để đưa bố mẹ tới khám tại các cơ sở y tế. Đây là giải pháp tối ưu trong chăm sóc và theo dõi sức khoẻ của người cao tuổi: Chủ động thời gian, không ảnh hưởng đến công việc của các gia đình bận rộn; Tiết kiệm công sức di chuyển, chờ đợi tại bệnh viện; Bác sĩ thăm khám kĩ lưỡng, quan sát môi trường sống, tư vấn chế độ chăm sóc phù hợp với từng gia đình; Dịch vụ tại nhà toàn diện, chỉ cần đến bệnh viện khi cần thiết; Tâm lý bệnh nhân thoải mái, dễ dàng thực hiện thăm khám; Theo dõi sức khoẻ trong thời gian dài ở nhà và tại viện.
BAN DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN XÃ | |